Chú thích Lê_Nguyên_Khang

  1. Binh chủng Thủy quân Lục chiến được thành lập ban đầu ở cấp Liên đoàn, năm 1965 nâng lên cấp Lữ đoàn, từ tháng 6 năm 1968 trở thành cấp Sư đoàn
  2. Hai giai đoạn phục vụ Quân chủng Hải quân:
    -Lần thứ nhất: Trung úy Giang đoàn trưởng (1953-1955)
    -Lần thứ hai: Chuẩn tướng Tư lệnh Hải quân (1965: 2 tuần).
  3. Hai lần Tư lệnh Binh chủng Thủy quân Lục chiến:
    -Lần thứ nhất: Thiếu tá Chỉ huy trưởng Liên đoàn (1960-1962).
    -Lần thứ hai: Đại tá đến Trung tướng Tư lệnh Lữ đoàn rồi Sư đoàn.
  4. Hai lần phục vụ tại Bộ Tổng Tham mưu:
    -Lần thứ nhất: Trung tướng Tổng Thanh tra (1972-1974).
    -Lần thứ hai: Trung tướng Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng Đặc trách Hành quân (1974-1975).
  5. Bộ binh Hải quân còn gọi là Lực lượng Thủy bộ (Hải quân đổ bộ). Năm 1956 đổi tên thành Thủy quân Lục chiến.
  6. Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ cũng là một thành viên trong dòng tộc Lê Nguyên với tướng Khang
  7. Trường Trung học Chu Văn An hiện nay là trường Trung học Phổ thông Công lập ở Thành phố Hà Nội, nguyên là trường Lycée du Protectorat (trường Trung học Bảo hộ) do Chính quyền Thuộc địa Pháp thành lập năm 1908. Vì trường được xây dựng ở vùng Kẻ Bưởi ven hồ Tây nên về sau còn được gọi là Trường Bưởi, Đến thời Chính phủ Trần Trọng Kim (1945) trường được đổi tên như hiện nay.
  8. Học cùng lớp ở những năm Trung học Phổ thông tại trường Chu Văn An, đồng thời cũng cùng học khóa Lê Lợi Sĩ quan Trừ bị Nam Định với tướng Khang có hai người bạn thân. Sau này đều là tướng lãnh trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa: Trung tướng Nguyễn Bảo Trị và Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ
  9. Đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, Chính phủ Quốc gia Việt Nam sau khi thành lập Quân đội đã mở thêm ở hai miền Bắc và Nam mỗi miền một trường đào tạo sĩ quan trừ bị với mục đích huấn luyện lớp Trung đội trưởng để bổ sung cho quân đội còn sơ khai và thiếu cán bộ chỉ huy. Miền Bắc mở tại tỉnh Nam Định và miền Nam mở tại Thủ Đức thuộc tỉnh Gia Định. Hai trường này có danh xưng theo tên của nơi đặt cơ sở: trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định và trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
  10. Về sau đổi tên thành Tiểu đoàn 2 Thuỷ quân Lục chiến, sau nữa còn có tên là Tiểu đoàn Trâu Điên.
  11. Cùng theo học khóa này có Thiếu tá Park Chung Hee Thủy quân Lục chiến Nam Hàn (Đại Hàn Dân quốc) và Thiếu tá Suharto Thủy quân Lục chiến Nam Dương (Indonesia). Hai vị này về sau lên tướng và đều làm Tổng thống Quốc gia của mình. Thiếu tướng Park chung Hee, Tổng thống Hàn quốc (1962-1979). Thiếu tướng Shuharto, Tổng thống Nam Dương (1968-1998).
  12. Tiểu đoàn 1 là đơn vị được thành lập đầu tiên của Binh chủng Thuỷ quân Lục chiến, hậu thân của Tiểu đoàn Bộ binh Hải quân. Về sau còn có tên là Tiểu đoàn Quái Điểu.
  13. Đại uý Nguyễn Văn Tài sau cùng là Đại tá Trung đoàn trưởng Trung đoàn 7 thuộc Sư đoàn 5 Bộ binh.
  14. Thiếu tá Lê Nhữ Hùng tốt nghiệp khóa 1 Võ bị Huế. Đầu năm 1963 thăng cấp Trung tá giữ chức vụ Tham mưu trưởng Biệt bộ Tham mưu tại Phủ Tổng thống. Năm 1963, sau đảo chính Tổng thống Diệm, ông bị giải ngũ.
  15. Ngày Quân lực đầu tiên 19 tháng 6 năm 1965, Liên đoàn Thủy quân Lục chiến được nâng cấp thành Lữ đoàn.
  16. Trung tá Nguyễn Bá Liên bàn giao Liên đoàn Thủy quân Lục chiến lại cho Đại tá Lê Nguyên Khang, đồng thời Đại tá Lê Nguyên Khang bàn giao chức Sĩ quan Tùy viên Quân sự cho Trung tá Nguyễn Bá Liên.
  17. Cùng thăng cấp Chuẩn tướng một ngày với tướng Khang còn có các Đại tá:
    -Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Xuân Trang, Nguyễn Cao, Nguyễn Văn Kiểm, Đặng Văn Quang, Vĩnh LộcHoàng Xuân Lãm
  18. Tướng Khang là trường hợp đặc biệt và duy nhất trong lịch sử Quân đội Việt Nam Cộng hòa, được thăng 2 cấp từ Đại tá đến Thiếu tướng với thời gian nhanh nhất chưa đầy 3 tháng. Cùng thăng cấp Thiếu tướng một ngày với ông còn có các Chuẩn tướng:
    -Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Chánh Thi, Phạm Văn Đổng, Bùi Hữu Nhơn và Phó Đề đốc Chung Tấn Cang (thăng Đề đốc)
  19. Đại tá Trần Văn Phấn tốt nghiệp khóa 1 Trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang, giải ngũ năm 1967.
  20. Cũng là một trường hợp đặc biệt nữa đối với tướng Khang, trong cùng một thời điểm, ông được giao đảm trách 4 chức vụ quyền lực ngay tại Trung ương:
    -Tổng trấn Sài Gòn-Gia Định.
    -Tư lệnh Biệt Khu Thủ đô.
    -Tư lệnh Quân đoàn III và Vùng 3 Chiến thuật (nơi tập trung toàn bộ Cơ quan Hành chính, Quân sự đầu não của Việt Nam Cộng hòa).
    -Tư lệnh Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến (đơn vị Tổng trừ bị cho Bộ Tổng Tham mưu).
  21. Đại tá Nguyễn Văn Giám, tốt nghiệp Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định, trong trận Mậu Thân 1968 ông bị thương nặng do vụ bắn lầm hoả tiễn của trực thăng Hoa Kỳ. Sau đó được giải ngũ.
  22. Sở dĩ tướng Khang bị thu hồi các chức vụ do ông thuộc phe của tướng Kỳ. Thời điểm này Tổng thống Thiệu và Phó Tổng thống Kỳ đang tranh giành nhau về quyền lực. Tuy nhiên ông Thiệu được lòng người Mỹ hơn nên các sĩ quan cùng phe với ông Kỳ đều bị trù dập, có một số bị giải ngũ trước niên hạn.
  23. Tháng 6 năm 1968, Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến được trang bị hoàn chỉnh và được nâng lên cấp Sư đoàn Tổng trừ bị.
  24. Cùng liên đới trong việc để mất tỉnh Quảng Trị còn có tướng Dư Quốc Đống (Tư lệnh sư đoàn Nhảy dù) cũng bị cách chức.

Liên quan